Công Ty Cổ Phần Việt-Pháp Sản Xuất Thức Ăn Gia Súc (PROCONCO) – Phẩm Chất Pháp Quốc Liên hệ Tuyển dụng
Điều chỉnh cỡ chữ: Aa Aa Aa Aa
Dinh dưỡng hợp lý
cho Tôm khoẻ mạnh
Kiến thức chăn nuôi Tôm
Câu hỏi thường gặp
Để hạn chế rủi ro và giảm giá thành, người nuôi cần chú ý: • Giảm mật độ thả giống nuôi: Đối với tôm kích thước lớn, không thả quá 12-15 con/m2. Đối với tôm thẻ chân trắng, không thả quá 40-60 con/m2 (ngoại trừ các ao vuông được thiết kế quy hoạch nuôi mật độ dày thâm canh hay siêu thâm canh). • Ứng dụng kinh nghiệm thả giống, chuyển ao, hay thả nuôi tôm giống với kích thước 3-5cm (thường áp dụng cho tôm sú). • Áp dụng kinh nghiệm nuôi cùng cá rô phi (nên chọn cá rô phi đơn tính toàn đực), hay sử dụng nguồn nước từ ao nuôi cá rô phi, cá chẽm (cá vượt). • Luân canh đối tượng thủy sản khác như: cá kèo, cá chẽm, cá chim trắng vây dài, chim trắng vây vàng, cá nâu, cá song (cá mú),...thậm chí nếu đủ điều kiện bố trí nuôi cá bớp (cá giò- cá Cobia),..
Người nuôi tôm cần lưu ý những điểm sau đây để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, tiết kiệm chi phí và giảm ô nhiễm môi trường: - Phải có đàn tôm giống tốt và thả nuôi với mật độ thưa hợp lý. - Quản lý, xử lý cải tạo môi trường nuôi, không để tồn dư bùn bã hữu cơ, không làm tăng các thành phần khí độc trong ao nuôi. - Bố trí hợp lý các thiết bị sục khí, tạo dòng chảy sao cho hàm lượng oxy hòa tan > 4mg/l (Đối với tôm sú) và ≥ 5mg/lít (Đối với tôm thẻ chân trắng). - Quản lý và cho tôm ăn theo phương pháp 3 đúng: đúng lúc - đúng cách - đúng lượng. Chú ý giảm lượng thức ăn khi thời tiết thay đổi (trời mưa lớn, nắng gay gắt...) và khi đang xử lý môi trường nuôi. - Bổ sung vào thức ăn các men vi sinh có lợi như Bacillus Subtilis, Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces sp,…
Tôm nuôi là sinh vật sống rất nhạy cảm với các tác động của môi trường xung quanh. Người nuôi tôm cần lưu ý những điều sau đây: • Yếu tố thị trường: Nuôi tôm chủ yếu để xuất khẩu, nên nhu cầu thị trường là căn cứ đầu tiên để người người nuôi quyết định nuôi tôm giống gì, kích cỡ như thế nào. • Yếu tố con giống: Chọn giống được cải thiện chất lượng di truyền, kích cỡ đồng đều, thích nghi tốt với các yếu tố môi trường, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không nhiễm vi rút, kí sinh trùng, tôm kỳ hình, khoẻ mạnh mau lớn. • Yếu tố môi trường: Cần quan tâm đến môi trường sinh thái trong khu vực một huyện hay tỉnh bao gồm: dân cư, giao thông, nguồn nước, rừng ven biển... Bên cạnh đó, môi trường nước trong ao nuôi là yếu tố quan trọng nhất, người nuôi tôm phải đảm bảo có nguồn nước đảm bảo các tiêu chí và chỉ số như sau: Ôxy hòa tan (mg/l) ≥ 3,5 PH: 7 - 9 Độ mặn (%): 5 - 35 Độ kiềm (mg/L): 60 - 80 Độ trong (cm): 20 - 50 NH3 (mg/l) < 0,3 H2S (mg/l) < 0,05 Nhiệt độ (°C): 18 - 33 Những năm gần đây, có các dịch bệnh mới xuất hiện trên tôm, trong đó đáng quan tâm là hội chứng tôm chết sớm EMS (Early Mortality Syndrome) khởi nguồn do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, bệnh còn gọi là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp AHPNS (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome) làm cho cả tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt. Để tạo môi trường thuận lợi nhất cho tôm sinh trưởng phát triển, cần xây dựng môi trường ổn định, dùng các thiết bị máy móc để nâng cao hàm lượng oxy hòa tan, dùng các sản phẩm vi sinh để hỗ trợ loại bỏ chất thải, quản lý tốt ngưỡng các loại khí độc hình thành trong ao. Với những vùng nuôi tôm lâu năm, người nuôi tôm cần lưu ý bổ sung các loại khoáng vi trung đa lượng như Ca, P, Zn, Mg, Mn, Na, Cl, Mo, Co, Cu, Se,…giúp các sinh vật trong ao, giúp tôm bổ sung khoáng thiết yếu cần thiết, nhất là trong quá trình lột thay vỏ, hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh nhất là bệnh do vi khuẩn vibrio gây EMS. • Yếu tố dinh dưỡng: Tôm sú và tôm thẻ chân trắng cũng là sinh vật, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của tôm bao gồm: Protein, các axít amin, chất bột đường, chất béo, các axít béo thiết yếu, vitamin, khoáng chất, các sản phẩm sinh học khác như prebiotic và probiotic. Yếu tố dinh dưỡng không chỉ là nguồn thức ăn tự nhiên (Giai đoạn tôm còn nhỏ) và thức ăn sản xuất công nghiệp, mà người nuôi cần phải biết quan trắc các chỉ số hàm lượng kiềm, độ cứng và khoáng chất mà bổ sung loại và lượng khoáng chất hợp lý giúp môi trường ổn định, giúp tôm khỏe mạnh, mau lớn và đồng đều.