Quy Trình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Sử Dụng Thức Ăn Pro-Tom
Để cạnh tranh với các nước có nghề nuôi đang phát triển trong thời gian gần đây bên cạnh việc xây dựng và áp dụng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao thì việc cải tiến quy trình nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh tại Việt Nam là rất cần thiết vì số lượng trại nuôi theo các mô hình trên cũng như sản lượng vẫn chiếm đa số tại Việt Nam. Ngoài ra việc cải thiện quy trình nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến và bán thâm canh nhằm giảm chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế của người nuôi và phát triển nghề nuôi tôm bền vững là rất cần thiết.
Giới thiệu chung về quy trình nuôi tôm QCCT và bán thâm canh với mật độ dưới 100 con/m2
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 ước đạt 8,9 tỷ USD trong đó xuất khẩu tôm ước đạt trên 3,8 tỷ USD chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (MARD, 2021). Trong năm 2021 tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ ước đạt 950,000 tấn, trong đó, tôm sú 275,000 tấn, tôm thẻ chân trắng 675,000 nghìn tấn. Diện tích nuôi tôm 740,000 ha trong đó tôm thẻ chân trắng 110,000 ha, tôm sú 630,000 ha (DoF, 2021). Nghề nuôi tôm Việt Nam có những bước tiến tích cực trong những năm gần đây như việc áp dụng quy trình nuôi mật độ cao trong ao lót bạt hoặc trong bể tròn có kiểm soát đã nâng cao được năng xuất và sản lượng tôm nuôi đồng thời giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh, quản lý chất thải tốt hơn. Hiện nay tổng diện tích nuôi tôm theo mô hình thâm canh và siêu thâm canh được chuyển đổi từ mô hình quảng canh cải tiến và bán thâm canh ước đạt khoảng 15,000ha chiếm khoảng 2% tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam. Quá trình chuyển đổi mô hình nuôi ao đất (bán thâm canh và quảng canh cải tiến) sang ao bạt hoặc bể tròn cần nhiều yếu tố như kinh phí, cơ sở hạ tầng tại vùng chuyển đổi, trình độ người nuôi cũng như có nguồn nước phù hợp nên chưa có nhiều hộ chuyển đổi. Thêm vào đó lợi nhuận từ nghề nuôi tôm của Việt Nam đang giảm dần do cạnh tranh từ các nước có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội phù hợp cho nghề nuôi tôm phát triển như Ấn Độ, Ecuador và Indonesia.
Một đặc trưng cơ bản của các nước có nghề nuôi tôm phát triển nhanh trong thời gian gần đây bao gồm Ấn Độ, Ecuador và Indonesia đó là họ nuôi tôm với mật độ thấp từ 12-40 con/m2. Do nuôi tôm với mật độ thấp và sử dụng con giống sạch bệnh lên ít bị ảnh hưởng của bệnh tôm còi (EHP). Thêm vào đó việc nuôi tôm với mật độ thấp thì tôm nhanh lớn, rút ngắn thời gian nuôi, có thể nuôi tôm về kích thước lớn và chi phí thấp. Để cạnh tranh với các nước có nghề nuôi đang phát triển trong thời gian gần đây bên cạnh việc xây dựng và áp dụng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao thì việc cải tiến quy trình nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh tại Việt Nam là rất cần thiết vì số lượng trại nuôi theo các mô hình trên cũng như sản lượng vẫn chiếm đa số tại Việt Nam. Ngoài ra việc cải thiện quy trình nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến và bán thâm canh nhằm giảm chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế của người nuôi và phát triển nghề nuôi tôm bền vững là rất cần thiết.
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các mô hình nuôi tôm mật độ dưới 100 con/m2 chúng tôi phát triển dòng sản phẩm Pro-Tom với các tiêu chí sau.
- Tối ưu hóa dinh dưỡng cho tất cả các giai đoạn phát triển của tôm.
- Thức ăn có tính dẫn dụ tốt kích thích tôm bắt mồi nhanh, tôm ăn khỏe, tiêu hóa tốt
- Thức ăn Pro-Tom có nhiều kích cỡ viên khác nhau phù hợp với tất cả các giai đoạn phát triển của tôm từ tôm PL8 đến tôm khi thu hoạch: 9600; 9601; 9602; 9603; 9604; 9605; 9606
- Viên thức ăn có độ bền tốt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, giảm chi phí thức ăn và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
- Chất lượng thức ăn tốt, đồng đều giúp cho tôm sinh trưởng phát triển tốt, đều cỡ và tỷ lệ sống cao.
Một số thông tin chung của quy trình nuôi tôm mật độ thấp sử dụng thức ăn Pro-Tom.
- Diện tích nuôi: 0,2 - 1 ha
- Mật độ nuôi: <100 con/m2
- Thời gian nuôi: 90-100 ngày/vụ
- Cỡ tôm thu hoạch: 20-40 con/kg
- Năng suất: 5-10 tấn/ha/vụ
- Tỷ lệ sống: 80-90%
Nội dung quy trình nuôi tôm sử dụng thức ăn Pro-Tom
2.1.Hệ thống nuôi
Hệ thống nuôi bao gồm: ao lắng, ao xử lý nước, ao ương (đối với trại có diện tích ao nuôi lớn), ao nuôi, hệ thống cấp nước, hệ thống xả nước, khu chứa xử lý nước thải và các công trình phụ trợ.
Ao lắng: có công dụng để trữ nước và tự làm sạch tự nhiên, hạn chế mầm bệnh từ nguồn nước cấp, diện tích chiếm 20% tổng diện tích khu nuôi.
Ao xử lý nước: sử dụng để lấy nước từ ao lắng, xử lý hóa chất hoặc vi sinh trước khi đưa vào ao nuôi. Ao xử lý nước có diện tích chiếm 15% tổng diện tích khu nuôi.
Ao nuôi: có độ sâu từ 1,5-2,0m có lót bạt bờ hoặc lót lưới đáy ao hoặc ao đất, có hệ thống quạt nước, hệ thống siphon. Diện tích ao nuôi chiếm 50-60% tổng diện tích trại (ao nuôi có diện tích từ 2,000-5,000m2 hoặc lớn hơn).
Hệ thống quạt nước: dung để cung cấp ôxy và gom chất thải trong ao nuôi
Hệ thống cấp nước: sử dụng để cấp nước cho ao nuôi.
Hệ thống xả nước: xử dụng để gom chất thải từ ao nuôi vào ao xử lý chất thải
Hệ thống siphon: sử dụng để loại bỏ chất thải ra khỏi ao nuôi.
Khu chứa chất thải: sử dụng để gom và xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường ngoài.
Công trình phụ trợ: như khu chứa nguyên vật liệu, khu vực chứa xăng dầu, khu sinh hoạt và vệ sinh cho người lao động.
Hệ thống đường điện, máy nổ diezel: đủ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống nuôi trong trường hợp có điện lưới hoặc mất điện.
2.2. Vận hành hệ thống nuôi
Vận hành hệ thống ao nuôi bao gồm các bước:
1) Lấy nước và xử lý nước
2) Chọn giống, chăm sóc và quản lý ao ương
3) Chăm sóc và quản lý ao nuôi thương phẩm
4) Thu hoạch
- Chuẩn bị nước ao nuôi
Xử lý nước cho ao nuôi theo các bước sau:
- Lấy nước vào ao lắng qua túi hoặc ống lọc, để lắng tự nhiên từ 5-7 ngày
- Đưa nước từ ao lắng sang ao xử lý nước và diệt khuẩn bằng một trong các loại hóa chất như chlorine, thuốc tím, formol hoặc các loại thuốc diệt khuẩn chất khác.
- Loại bỏ hóa chất dư và lắng tụ các chất lơ lửng bằng vôi nung CaO với liều lượng 20-30kg/1000m3 nước.
- Bơm nước sau khi xử lý vào ao ương hoặc ao nuôi thương phẩm.
- Nâng kiềm, cấy vi sinh và chuẩn hóa các yếu tố môi trường nước trước khi thả giống.
- Yêu cầu các yếu tố môi trường nước trong ao ương, nuôi tôm thẻ chân trắng: pH: 7,5-8,5; ôxy hòa tan (DO, mg/l) ≥ 5; kiềm tổng số (mg/l) 80 ÷ 150; độ trong (cm): 25 ÷ 30, NH4 ≤ 0.1 mg/l; NO2 ≤ 0.2 mg/l; H2S ≤ 0.01mg/l
- Chọn giống và chuẩn bị thả giống
Mua tôm giống kích cỡ PL10-12 từ những cơ sở sản xuất có uy tín, tôm bố mẹ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tôm giống không mang mầm bệnh chết sớm (EMS), bệnh hồng thân đốm trắng (WSD) và bệnh tôm còi (EHP).
Tùy theo hình thức ương hoặc thả trực tiếp xuống ao mà mật độ thả có thể khác nhau. Nếu ương giống thì mật độ thả là 500-1,000 con/m2. Nếu thả thằng thì mật độ nuôi dưới 100 con/m2. Thả giống giống bằng cách ngâm các bao tôm giống xuống ao ương trong thời gian từ 15-20 phút cho cân bằng nhiệt độ, sau đó mở bao cho tôm giống bơi từ từ ra ngoài. Trước khi thả tôm giống vào ao ương, nuôi cần tiến hành chạy quạt ao ương trong thời gian ít nhất 30 phút và sử dụng các chất chống sốc như Vitamin C, khoáng té trực tiếp xuống ao nuôi hoặc ao ương.
- Chăm sóc và quản lý ao ương
Ương tôm là kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của tôm. Loại thức ăn sử dụng ương tôm là thức ăn công nghiệp dạng bột có độ đạm ≥35%. Lượng thức ăn, thời gian cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất thức ăn.
- Chăm sóc và quản lý ao nuôi thương phẩm
Tôm giống sau khi ương 20-25 ngày đạt kích cỡ 3-5cm (1.000-2.000 con/kg) thì tiến hành đưa sang ao nuôi thương phẩm để chăm sóc đến khi thu hoạch. Sang tôm bằng cách tháo cống hoặc sử dụng lưới nhỏ để chuyển tôm. Mật độ ao nuôi từ dưới con/m2. Việc ương tôm giống có vai trò quan trọng giảm nhằm thiểu chi phí sản xuất giai đoạn đầu, nâng cao tỷ lệ sống đối với trang trại có ao nuôi diện tích lớn.
Tôm sau khi chuyển sang ao nuôi thương phẩm chúng ta có thể cho tôm ăn hoàn toàn bằng máy hoặc bằng tay. Loại thức ăn sử dụng là thức ăn công nghiệp dạng viên có độ đạm 35%. Lượng thức ăn và cách cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Xử lý môi trường
Hàng ngày kiểm tra các yếu tố môi trường nước: pH, ôxy hòa tan, NH3, NO2, H2S, độ kiềm tổng số, màu sắc tảo, độ trong. Cần giữ các yếu tố môi trường trong khoảng thích hợp cho tôm phát triển.
- Phòng và trị bệnh
Phòng bệnh cho tôm nuôi là tiêu chí được đặt lên hàng đầu. Để tôm có sức đề kháng tốt chúng ta cần chú ý quản lý môi trường nước tốt. Thường xuyên sử dụng men tiêu hóa, hỗn hợp khoáng, và vitamin nhằm tôm có sức khỏe tốt để chống chịu với một số dịch bệnh thông thường. Chú ý đối với tôm nuôi thương phẩm thì việc trị bệnh cho tôm cần chú ý đến hiệu quả kinh tế và sức khỏe tôm sau khi sử dụng thuốc.
2.3. Thu hoạch
Chọn thời điểm tôm có giá tốt khi tôm đạt kích cỡ để thu hoạch. Trước khi thu hoạch theo dõi chu kỳ lột xác của tôm. tránh thu tôm khi đang trong chu kỳ lột xác. Người thu hoạch phải thực hiện vệ sinh cá nhân đúng quy định trước khi tham gia vào hoạt động thu hoạch. Các dụng cụ thu hoạch. phương tiện vận chuyển chuyên dùng phải được vệ sinh khử trùng trước và sau khi sử dụng.