Giải Pháp Bền Vững Trong Sản Xuất Thức Ăn Cho Cá
Với sự gia tăng dân số toàn cầu và nhu cầu ngày càng tăng đối với những thực phẩm làm từ thủy sản, nhu cầu của con người đối với omega-3 từ các sản phẩm từ cá tăng, bên cạnh đó giá nguyên liệu thô tăng cao, tài nguyên dầu cá dần cạn kiệt, ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành sản xuất thức ăn cho cá nói riêng đang đối mặt với với nhiều thách thức trong tương lai. Vậy, giải pháp nào cho sự phát triển bền vững trong sản xuất thức ăn(cám) cho cá ?
Nghiên cứu và dần thay thế nguồn đạm động vật bằng đạm thực vật
Trong sản xuất thức ăn cho cá nói riêng và thức ăn thủy sản nói chung, những công ty sản xuất thức ăn thủy sản cần những nguồn nguyên liệu thô như ngô , đậu tương, lúa mì, dầu hướng dương, đậu hàng lan… kết hợp với bột cá và dầu cá. Vì nguồn nguyên liệu bột cá và dầu cá có hạn, nên các công ty luôn tìm cách để nghiên cứu và thay thế nguyên liệu này bằng những nguyên liệu khác từ gốc thực vật. Quá trình xử lí này đòi hỏi những nghiên cứu kĩ lưỡng của các chuyên gia dinh dưỡng để có thể tinh chế những nguyên liệu từ nguồn gốc thực vật, sản xuất thức ăn cho cá đồng thời đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho quá trình tăng trưởng của cá.
Nếu giảm lượng dầu cá và bột cá trong thức ăn cho cá mà không bù đắp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, cá có thể sẽ không thực sự có một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, do vậy nguy cơ nhiễm bệnh tăng, cá chậm lớn.
Sử dụng Phytase
Cùng với sự phát triển và phổ cập nhiều phụ gia, một số nguyên liệu rất khó sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất thức phục vụ nuôi trồng thủy sản đã được phát triển và đưa vào sử dụng. Tất cả các loại protein thực vật chứa rất nhiều Phốt pho Phytate, đây là chất mà động vật không thể hấp thụ được. Việc sử dụng chất Phytase có thể tách Phốt pho (P) từ Axit Phytic (Phytate), phần tách P được sử dụng cho động vật, do vậy giảm được P trong phân động vật và giảm ô nhiễm P ra môi trường.
Thay đổi công thức thức ăn cho cá
Mỗi loài cá có một nhu cầu về protein (đạm) nhất định, nếu lượng đạm vượt quá mức sẽ chuyển thành năng lượng. Nhu cầu dinh dưỡng của các loài cá ở mỗi giai đoạn là khác nhau và sự tăng trưởng tốt nhất có thể đạt được thông qua cho ăn với mức độ đạm và lipid (chất béo) phù hợp.
Để xác định mức độ tối ưu protein và lipid trong nuôi cá quả. Năm 2016, Yufan Zhang đã thực hiện một thí nghiệm với mức độ khác nhau về đạm và lipid trong nuôi cá quả. Thí nghiệm có 2 mức độ về đạm là 6,5% và 12%. Và có 5 mức độ về chất béo lần lượt là 34%, 40%, 46%, 52% và 57%. Kết quả cho thấy, thức ăn có chứa 12% lipid, 47,9% protein, cá quả có thể đạt hiệu quả như tương tự với mức 6,5% lipid và 50,5% protein.
Cải tiến công nghệ sản xuất
Cải tiến công thức thức ăn và công nghệ sản xuất là một quá trình thực hiện chung. Máy đùn trục vít đôi được ưa chuộng và lựa chọn nhờ mức độ siêu cao về độ béo (trên 17%); Kích thước và hình dạng viên đồng đều (Thức ăn chia theo tỷ lệ); Kích thước viên thức ăn nhỏ (Đường kính dưới 1,5 mm); Linh hoạt về thành phần.
De Heus có những giải pháp phát triển bền vững và hiệu quả hơn trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá thông qua việc cung cấp nguồn dinh dưỡng động vật hợp lí từng giai đoạn phát triển của vật nuôi. De Heus đã phải trải qua một khoảng thời gian để điều chỉnh công thức dinh dưỡng sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường trên nhiều phương diện, đến hiện tại thì thị trường thức ăn cho cá của De Heus đang phát triển rất tốt.
Nguồn: Tạp Chí Thủy Sản