Ở Việt Nam, các giống gà đẻ công nghiệp trứng nâu đều được nhập khẩu từ các tập đoàn giống nước ngoài, các giống phổ biến gồm: Isabrown, Novobrown, Shaverbrown, Babcock, Hisex, Hyline, Brown nick.
Các giống gà đẻ trứng nâu phù hợp với khí hậu Việt Nam gồm: Isabrown, Hisex, Babcock, Novobrown.
Chăn nuôi gà thịt lông màu thương phẩm đang ngày càng phát triển và mang nhiều đặc trưng theo những tiêu chuẩn thích nghi, tính phù hợp về ngoại hình, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế.
Sau đây là các dòng gà thịt lông màu thương phẩm phổ biến:
* Nuôi nhốt: Gà Tam Hoàng, Lương Phượng.
* Nuôi thả vườn:
- Miền Bắc: gà Mía, gà Mía Lai, gà Ri, gà đồi Yên Thế, Gà Ji Dabaco,…
- Miền Nam: gà Minh Dư, gà Phùng Dầu Sơn, BT lai, gà lai nòi Bến Tre, gà Ta,…
Gà lớn đều là một trong những tiêu chí quan trọng trong chăn nuôi, người chăn nuôi cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:
* Chọn lựa con giống có chất lượng tốt, đồng đều tại các cơ sở cung cấp con giống uy tín.
* Quy trình nuôi, úm phải tuân thủ nghiêm ngặt: mật độ nuôi, nhiệt độ úm, chất lượng cám, bố trí máng ăn, máng uống đầy đủ.
* Quy trình phòng bệnh hiệu quả.
Lưu ý:
• Phải sát trùng chuồng trại thật kỹ và để trống chuồng tối thiểu 1 tuần trước khi đưa gà về.
• Phải thắp đèn tạo nhiệt độ môi trường nuôi thích hợp trước khi đưa gà về.
Khi gà có sự phát triển không đều, càng nuôi thì thể trọng càng cách biệt do sự cạnh tranh ăn uống vì vậy cần tách đàn:
* Sau đợt tiêm phòng sau 4 tuần nuôi, tách riêng các đàn gà tốt và đàn gà kém phát triển.
* Tăng cường dinh dưỡng, thuốc bổ để đàn gà kém phát triển nhanh như đàn gà tốt.
* Nếu số gà đàn kém <20% tổng đàn nên nhập đàn chung khi gà đạt yêu cầu thể trọng như đàn gà tốt và sau đó nuôi đến xuất chuồng.
Ngày mới nở, gà vịt con rất yếu và đường ruột lại càng mong manh. Hệ thống nhung mao chưa phát triển đầy đủ mà sinh khối hệ vi sinh đường ruột chưa bao nhiêu. Nếu dùng kháng sinh thì kháng sinh sẽ tiêu diệt hoặc làm cản trở sự phát triển của hệ vi sinh có lợi này, qua đó làm suy yếu (chức năng tiêu hoá thức ăn) khả năng phòng vệ tự nhiên đường ruột làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của gia cầm non.
Do đó, ngày đầu tiên không nên dùng bất cứ loại kháng sinh nào mà chỉ nên dùng vitamin C (chống stress), điện giải (giúp hấp thu nhanh, chống mất nước), glucose (giúp thú khỏe, tạo năng lượng, ổn định thân nhiệt khi chưa ăn được gì).
Sang ngày thứ hai thì có thể dùng kháng sinh. Vào mùa mưa bão, dùng kháng sinh phòng chống bệnh hô hấp trước trong vòng 3 ngày, sau đó dùng kháng sinh phòng chống bệnh đường ruột trong 3 ngày.