Trả lời:
Cút đẻ là loài có sự chuyển hoá dinh dưỡng cao, đồng thời chịu áp lực rủi ro về dịch bệnh rất lớn do đặc thù chưa có vaccin phòng bệnh dành riêng cho cút, nên sức chống chọi bệnh tật hoàn toàn dựa vào sức đề kháng của bản thân chim cút.
Trong khi đó, khi cút chuyển đổi từ giai đoạn hậu bị sang giai đoạn đẻ trứng, sẽ có những thay đổi rất lớn về nội tiết tố hoocmon, cũng như biến dưỡng,…vì vậy sức đề kháng của cút suy giảm, dễ bị các vi khuẩn, dịch bệnh tấn công đe doạ đến sức khoẻ của cút. Nên đây là giai đoạn rủi ro nhất.
Chính những thay đổi về nội tiết tố, dinh dưỡng trong giai đoạn vào đẻ (dinh dưỡng thức ăn sẽ được chuyển đổi chủ yếu để tạo trứng, khác hoàn toàn với giai đoạn hậu bị, dinh dưỡng chủ yếu để hoàn thiện cơ, khung xương, lông,..) nên thể chất phân cũng sẽ bị ảnh hưởng làm phân hơi ướt hơn thông thường trong giai đoạn này.
Để giúp cho cút hạn chế các vấn đề phân ẩm ướt nghiêm trọng, cũng như có khả năng “vượt cạn” tốt nhất trong giai đoạn này, trại chăn nuôi cần:
- Chăm sóc cút hậu bị đúng cách: dùng thức ăn C32, theo dõi thể trọng (trọng lượng), tính đồng đều, ánh sáng,…để sao cho cút đẻ đúng thời điểm.
- Chuyển đổi thức ăn từ cút hậu bị sang cút đẻ đúng phương pháp.
- Đảm bảo khí hậu chuồng trại: thông thoáng, nhiệt độ, ẩm độ,…
- Đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn dịch tễ của trại.
- Phòng bệnh chặt chẽ cho cút trong giai đoạn này.
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng của cút: hao hụt, tình trạng phân, lượng ăn, số lượng trứng, chất lượng trứng để có giải pháp kịp thời
Để có những nhận định và đánh giá chính xác sức khoẻ của đàn cút, Quý bà con chăn nuôi hãy gọi đến số 0613 834 127 – Phòng kỹ thuật Proconco để được tư vấn thêm.