Để nâng cao hiệu quả nuôi cá rô phi – điêu hồng, người chăn nuôi cần lưu ý:
1. Bố trí vị trí, số lượng lồng bè, mật độ cá giống thả nuôi hợp lý.
2. Thực hiện nghiêm vệ sinh thú ý thủy sản:
- Thu gom và xử lý cá bệnh loại bỏ cá bệnh chết ra khỏi vùng nuôi, vận động hộ nuôi sớm từ bỏ việc nuôi cá khác bằng cách tận dụng cho ăn cá rô phi, điêu hồng bệnh chết.
- Định kỳ vệ sinh vùng nuôi, khu lồng bè, vệ sinh lồng vèo và dụng cụ nuôi.
3. Sử dụng bổ sung vi sinh định kỳ, bổ sung Vita AEC, β glucan…
4. Định kỳ phòng và trị các bệnh nội - ngoại ký sinh trùng: Vì ký sinh trùng làm suy giảm sức đề kháng của cá, từ các vết thương do ký sinh trùng mở đường cho các loài vi khuẩn khác xâm nhập cơ thể và gây bệnh trong đó có vi khuẩn Streptococcus agalactiae.
5. Bổ sung máy thiết bị tạo dòng, sục khí nhằm tăng hàm lượng oxy hòa tan bảo đảm hàm lượng oxy hòa tan ≥ 4mg/lít, nhất là lúc “đứng nước”.
6. Phòng bệnh chủ động: Phòng bệnh chủ động cho cá bằng vắc-xin
* Lưu ý:
Nếu áp dụng phòng bệnh liên cầu trên cá Rô phi, Điều hồng bằng vắc-xin trên, nên áp dụng tiêm chủng tại cơ sở sản xuất cá giồng trước khi xuất bán nuôi thương phẩm là tốt nhất. Ngoài ra còn áp dụng trong giai đoạn ương nuôi trong vèo, tiêm ngừa trước khi chuyển ra lồng nuôi thương phẩm.